Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Giôsuê 5:1-12: "CHUẨN BỊ VÀO XỨ CANAAN CỦA QUÍ VỊ"


CHUẨN BỊ VÀO XỨ CANAAN CỦA QUÍ VỊ
Phần giới thiệu: Phân đoạn Kinh thánh nầy tìm gặp con cái Israel mới vừa băng qua sông Giôđanh vào trong xứ Canaan, Giôsuê 3:9-17. Trải qua lịch sử của sự Xuất Aicập, họ đã nhìn thấy Đức GIÊHÔVA thực thi một số phép lạ đáng kinh ngạc vì ích cho họ. Sau đây là một mảng nhỏ:

+ Ngài đã giải cứu họ ra khỏi vòng nô lệ trong xứ Aicập qua nhiều phép lạ, dấu kỳ.
+ Ngài dẫn họ qua chuyến hành trình ở đồng vắng hiu quạnh, họ nhìn thấy Ngài vận hành và chúc phước cho với nhiều cách thức thật lạ lùng.
+•Ngài đã cho họ mana và chim cút để ăn.
+ Ngài cung ứng cho họ nước uống từ một hòn đá.
+ Ngài bảo hộ họ tránh khỏi mọi kẻ thù.
+ Ngài cung ứng bóng mát ban ngày và ánh sáng lúc ban đêm.
+ Ngài cho phép quần áo họ cứ y nguyên khi họ phiêu bạt trong đồng vắng ấy.
+ Ngài đã ban cho họ Luật Pháp của Ngài để dạy dỗ họ mọi đường lối của Đức GIÊHÔVA và để cai quản đời sống của họ.

            Israel là dân sự của Chúa; dân sự của Luật Pháp; và giờ đây họ sắp sửa trở thành dân của xứ. Mọi lời hứa long trọng Đức Chúa Trời đã lập với Ápraham, Ysác và Giacốp sắp sửa được dân Israel nhìn biết. Sau cùng, họ đã đến tại Đất Hứa.

            Những ngày phiêu bạt của họ đã qua rồi. Những ngày chiếm lấy xứ đã đến. Đức Chúa Trời dự trù cho Israel phải chiếm lấy xứ Canaan rồi đoạt lấy nó. Trước khi họ sẵn sàng thực thi công việc đó, có một số chuẩn bị họ phải thực hiện. Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, dân Israel phải thực thi một số bước rõ ràng để giúp cho họ sẵn sàng bước vào xứ Canaan của họ. Đức Chúa Trời đã sử dụng các bước nầy để chuẩn bị cho dân sự Ngài vào trong Đất Hứa rồi xưng nhận xứ ấy vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
            Giống như Đức Chúa Trời đã thách thức Israel phải sửa soạn để di chuyển vào sâu hơn trong Đất Hứa của họ, có một số bước Ngài sẽ bảo chúng ta phải thực thi. Nếu chúng ta muốn sống sâu sắc với Chúa, nếu chúng ta thực sự muốn thưởng thức đời sống Cơ đốc đắc thắng, nếu chúng ta thực sự muốn có mọi sự mà Chúa sẵn dành cho chúng ta, thế thì chúng ta phải thực thi những sự chuẩn bị y như dân Israel đã chuẩn bị vậy. Phân đoạn Kinh thánh nầy tỏ ra những bước chúng ta có cần để thực hiện nếu chúng ta muốn sống sâu sắc với Đức Chúa Trời. Tôi muốn nói với quí vị về sự Chuẩn Bị Vào Xứ Canaan Của Quí Vị. Hãy lưu ý với tôi các bước mà chúng ta phải lo liệu, nếu chúng ta muốn vào trong xứ đắc thắng kia.

I. CHÚNG TA PHẢI THỰC HIỆN BƯỚC NÊN THÁNH (các câu 1-7)
            Mạng lịnh đầu tiên Đức GIÊHÔVA ban cho Israel, ấy là mọi người nam đều phải chịu phép cắt bì. Phép cắt bì được truyền xuống lần đầu tiên cho Ápraham. Đây là một dấu hiệu thuộc thể được sử dụng để xác nhận mọi dòng dõi nam của Ápraham, Sáng thế ký 17:11-14. Trong phép cắt bì, da bao quy đầu bị cắt bỏ khi đứa trẻ được 8 ngày tuổi.

            Mọi người nam đã chào đời trong xứ Aicập chịu phép cắt bì theo giao ước với Ápraham. Tuy nhiên, số người đã ra đời trong 40 năm lang thang trong đồng vắng chưa chịu phép cắt bì. Thế hệ những người nam ra đời trong đồng vắng chưa chịu phép cắt bì. Trước khi thế hệ những người nam nầy có thể đòi hỏi xứ Canaan của họ, tận hưởng các lời hứa giao ước của Đức Chúa Trời, hay trông mong Đức Chúa Trời đánh trận thay cho họ, họ phải chịu phép cắt bì. Họ phải làm mới lại giao ước với Chúa nếu họ muốn các ơn phước của Ngài giáng trên họ và nếu họ muốn chiến thắng được bảo đảm.

            Giống như Israel buộc phải cắt bỏ khỏi thân thể họ một mảng da như một dấu hiệu cho rằng họ là một chi thể trong giao ước; chúng ta phải cắt bỏ khỏi đời sống chúng ta bất cứ điều chi đứng giữa sự đầu phục hoàn toàn và chúng ta với Chúa. Kinh thánh nói rõ ràng có những thời điểm quí vị và tôi phải dấn thân vào cuộc phẩu thuật thuộc linh trong đời sống của chúng ta.

Côlôse 3:1-8: Vậy nếu anh em được sống lại với Đấng Christ, hãy tìm các sự ở trên trời, là nơi Đấng Christ ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Hãy ham mến các sự ở trên trời, đừng ham mến các sự ở dưới đất; vì anh em đã chết, sự sống mình đã giấu với Đấng Christ trong Đức Chúa Trời. Khi nào Đấng Christ, là sự sống của anh em, sẽ hiện ra, bấy giờ anh em cũng sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển. Vậy hãy làm chết các chi thể của anh em ở nơi hạ giới, tức là tà dâm, ô uế, tình dục, ham muốn xấu xa, tham lam, tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng: bởi những sự ấy cơn giận của Đức Chúa Trời giáng trên các con không vâng phục; lúc trước anh em sống trong những nết xấu đó, và ăn ở như vậy. Nhưng bây giờ anh em nên trừ bỏ hết mọi sự đó, tức là sự thạnh nộ, buồn giận và hung ác. Đừng nói hành ai, chớ có một lời tục tỉu nào ra từ miệng anh em”.
+ II Côrinhtô 6:17-7:1: "Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng? Đấng Christ và Bê-li-an nào có hòa hiệp chi, hay là kẻ tin có phần gì với kẻ chẳng tin? Có thể nào hiệp đền thờ Đức Chúa Trời lại với hình tượng tà thần? Vì chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời hằng sống, như Đức Chúa Trời đã phán rằng: Ta sẽ ở và đi lại giữa họ; ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ, và họ làm dân ta. Bởi vậy Chúa phán rằng: Hãy ra khỏi giữa chúng nó, hãy phân rẽ ra khỏi chúng nó, đừng đá động đến đồ ô uế, Thì ta sẽ tiếp nhận các ngươi: Ta sẽ làm Cha các ngươi, Các ngươi làm con trai con gái ta, Chúa Toàn năng phán như vậy. Hỡi những kẻ rất yêu dấu của tôi, chúng ta đã có lời hứa dường ấy, thì hãy làm cho mình sạch khỏi mọi sự dơ bẩn phần xác thịt và phần thần linh, lại lấy sự kính sợ Đức Chúa Trời mà làm cho trọn việc nên thánh của chúng ta“.

            Nếu việc ấy không làm vinh hiển cho Đức Chúa Trời, gây dựng hội thánh, hay vùa giúp cho quí vị lớn lên trong Chúa, thế thì nó cần phải ra đi thôi!

I Côrinhtô 6:12: Mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng phải mọi sự đều có ích; mọi sự tôi có phép làm, nhưng chẳng để sự gì bắt phục được tôi”.

            Đối với người Do thái, phép cắt bì là một sự nhắc nhớ rằng họ là một dân bị đánh dấu. Họ đừng bao giờ quên rằng họ là tôi tớ của Đức Chúa Trời hằng sống và họ có nghĩa vụ phải vâng theo Ngài trong mọi sự. Phép cắt bì là một sự nhắc nhớ bề ngoài cho công việc bên trong của đức tin. Phục truyền luật lệ ký 10:16: Vậy, hãy trừ sự ô uế của lòng mình đi, chớ cứng cổ nữa”. Trong bản Kinh thánh Anh ngữ chép như vầy đây: Circumcise therefore the foreskin of your heart, and be no more stiffnecked [Dịch sát nghĩa: “Hãy cắt bỏ da bao quy đầu của tấm lòng ngươi đi, và đừng ngoan cố nữa”].

            Trong trường hợp của chúng ta, một lẽ thật tương tự đang vận hành. Theo Côlôse 2:11, chúng ta đã chịu phép cắt bì ở trong lòng: Anh em cũng chịu cắt bì trong Ngài, không phải phép cắt bì bởi tay người ta làm ra, nhưng là phép cắt bì của Đấng Christ, là lột bỏ tánh xác thịt của chúng ta.

            Điều nầy đã xảy ra khi chúng ta hiệp cùng Chúa Jêsus ngay lúc chúng ta trở lại đạo. Côlôse 2:13-14: Khi anh em đã chết bởi tội lỗi mình và sự xác thịt mình không chịu cắt bì, thì Đức Chúa Trời đã khiến anh em sống lại với Đấng Christ, vì đã tha thứ hết mọi tội chúng ta: Ngài đã xóa tờ khế lập nghịch cùng chúng ta, các điều khoản trái với chúng ta nữa, cùng phá hủy tờ khế đó mà đóng đinh trên cây thập tự”.

            Bổn tánh cũ của chúng ta đã bị xét đoán bởi Đức Chúa Trời. Vì thế, người tin Chúa phải biệt mình riêng ra đối với tội lỗi của xác thịt.
Minh hoạ: Rôma 6:1-2: Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Chúng ta phải cứ ở trong tội lỗi, hầu cho ân điển được dư dật chăng? Chẳng hề như vậy! Chúng ta đã chết về tội lỗi, lẽ nào còn sống trong tội lỗi nữa?
Minh hoạ: Rôma 6:11-12: Vậy anh em cũng hãy coi mình như chết về tội lỗi và như sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ. Vậy, chớ để tội lỗi cai trị trong xác hay chết của anh em, và chớ chiều theo tư dục nó”.
+ Minh hoạ: Rôma 13:14: nhưng hãy mặc lấy Đức Chúa Jêsus Christ, chớ chăm nom về xác thịt mà làm cho phỉ lòng dục nó”.

            Công tác bên trong của ơn cứu rỗi sẽ kết quả nơi công việc bên ngoài của sự nên thánh!

            Nếu quí vị đã được cứu, khi ấy quí vị cần phải sống giống như quí vị đã được cứu, I Giăng 2:6! Bất cứ điều chi không đẹp lòng Chúa cần phải bị cất bỏ ra khỏi đời sống của quí vị. Nó cần phải bị dứt bỏ đi và gạt bỏ ra khỏi quí vị cho đến đời đời. Có một số người trong phòng nhóm nầy ngày nay đã thất bại không sống theo giao ước mà họ đã lập với Chúa khi Ngài cứu vớt quí vị. Quí vị cần phải đến hôm nay rồi làm mới lại giao ước ấy. Quí vị cần phải xây trở lại với mối tương giao với Đức Chúa Cha và phục vụ Ngài như quí vị biết mình phải phục vụ. 

            Hãy nhớ lại những lời thệ hứa quí vị đã lập lúc ban đầu? Hãy nhớ lại các lời hứa mà quí vị đã lập với Ngài? Quí vị há chẳng suy nghĩ đây là lúc mà quí vị đã sống y như chính quí vị đã xưng mình là gì rồi sao? Quí vị không nghĩ đây là thời điểm quí vị đã sống như một con người mới mà Đức Chúa Trời đã phán cùng quí vị do ân điển cứu rỗi của Ngài sao, II Côrinhtô 5:17? Há đây chẳng phải là lúc phải cắt bỏ mọi sự gì thuộc thế gian nầy rồi mang lấy dấu hiệu tin kính chân chính cho Chúa Jêsus chăng? Chúng ta cần phải biết chắc rằng đời sống của chúng ta là thanh sạch như đáng phải có hầu cho chúng ta là đại biểu cho quyền phép và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời!

            Ngài vẫn còn để ngõ cho sự xoay chiều kìa, I Giăng 1:9.

I. Chúng ta phải thực hiện bước nên thánh
II. CHÚNG TA PHẢI THỰC HIỆN BƯỚC KHẲNG ĐỊNH (câu 8)
            Israel đã đóng trại ngay trong lòng lãnh thổ của kẻ thù. Sau khi họ đã chịu phép cắt bì, từng người nam trong dân Do thái tạm thời bị vô hiệu hoá và không thể đánh trận được, Minh hoạ: Sáng thế ký 34:24-25.

            Sự vâng phục của họ đối với mạng lịnh của Chúa ban cho họ phải chịu cắt bì là một hành động tối thượng của đức tin! Họ phải bằng lòng tin cậy Chúa bảo hộ cho họ cho tới chừng họ lành lặn. Trong khi họ chờ đợi, họ dễ bị kẻ thù đến tấn công. Đức tin là bí quyết cho sự thành công và sự an ninh của họ. Những người nam nầy đã tiếp thu bài học quí giá rằng chiến trận của họ sẽ chẳng đạt được bằng sức mạnh quân sự và bằng các chiến thuật chiến tranh siêu đẳng đâu. Họ vốn biết rõ rằng một khi họ từng nhìn thấy chiến thắng, sở dĩ như thế là vì Đức Chúa Trời đã ban chiến thắng ấy cho họ. Họ đã đặt đời sống, gia đình, tương lai, và mọi sự của họ vào trong bàn tay cả thể của Đức Chúa Trời mình.

            Lần thử nghiệm nầy đóng vài trò khẳng định rằng đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời đã được đặt đúng chỗ.

            Khi chúng ta nếm trải cuộc sống nầy, chúng ta thường đối diện với những lần thử thách giống như số người nầy đã có. Khi thời điểm thử thách đến, chúng ta có thể trông cậy vào nhiều việc, (nghĩa là, gia đình, bạn bè, tài chánh, nhà thờ, v.v…) nhưng sẽ chẳng có đắc thắng sau cùng, thực sự trong đời sống  của chúng ta cho tới chừng nào chúng ta học biết chỉ nương cậy vào Ngài, Giăng 15:5. 

            Dân sự Israel mới vừa đạt đến chỗ chiến thắng lớn lao và thường thì, đấy là thời điểm sự kiêu ngạo dấy lên trong chúng ta và chúng ta sẽ nghĩ rằng chẳng ai có thể ngăn chặn được chúng ta nữa. Khi các thời điểm đó đến trong đời sống của quí vị và tôi, quí vị có thể dám chắc rằng Chúa sẽ để cho chúng ta nếm trải một thời điểm thử thách. Đức Chúa Trời muốn chúng ta tiếp thu lẽ thật quan trọng rằng chẳng có gì trong đời nầy thực sự là thuộc về chúng ta đâu; hết thảy đều thuộc về Ngài! Thanh sạch về mặt thuộc linh là chưa đủ đâu; chúng ta còn phải bước đi trong đức tin ở trước mặt Chúa nữa kìa. Chúng ta cần phải nhớ rằng Đức Chúa Trời của chúng ta có thể là sẽ chăm sóc cho con cái Ngài. Minh hoạ: Câu 1. Dân sự Israel chẳng nhìn biết việc ấy, nhưng Đức Chúa Trời đã sử dụng phép lạ tại sông Giôđanh để đem sợ hãi giáng cho tấm lòng của kẻ thù. Dân Israel vốn e sợ những điều kẻ thù sẽ thực hiện cho họ, còn Đức Chúa Trời nắm kẻ thù gọn lõn ở trong tay!

            Đức Chúa Trời vốn có khả năng nâng đỡ quí vị qua bất kỳ việc gì mà Ngài dẫn đưa quí vị vào.
+ Hãy nhìn xem Nôê. Đức Chúa Trời đã nâng đỡ ông cùng gia đình ông qua trận đại hồng thủy - Sáng thế ký 6-9.
+ Hãy nhìn vào con trưởng nam của Israel. Đức Chúa Trời đã bảo hộ từng người Do thái nào chịu ở dưới bóng của huyết chiên con - Xuất Êdíptô ký 12.
+ Hãy nhìn vào Sađơrắc, Mêsác và Anếtnêgô. Đức Chúa Trời đã gìn giữ họ cứ sống động trong lò lửa hực -Đaniên 3.
+ Hãy nhìn vào Đaniên. Đức Chúa Trời đã bảo vệ ông đang khi ông ở trong hang với bầy sư tử hám đói - Đaniên 6.
+ Hãy nhìn vào Êli Đức Chúa Trời đã trưởng dưỡng ông với bầy quạ bên dòng khe khô cạn, và với thịt và dầu tại ngôi nhà của người đàn bà goá - I Các Vua 17.
+ Hãy nhìn vào Phaolô đi. Ông bị tấn công vì Satan qua đau đớn xác thịt, nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho ông ân điển đủ cho mọi sự mà ông đã đối diện - II Côrinhtô 12.
        
            Vấn đề mà tôi đang ra sức trình bày với quí vị, ấy là quí vị nên nương cậy vào Chúa. Ngài vẫn chính là Đức Chúa Trời mà Ngài đã từng là Đức Chúa Trời!
Minh hoạ: Giêrêmi 32:17: Ôi! Hỡi Chúa Giê-hô-va! Chính Ngài đã dùng quyền phép lớn và cánh tay giơ ra mà làm nên trời và đất; chẳng có sự gì là khó quá cho Ngài cả”.
Minh hoạ: Giêrêmi 32:27: Nầy, ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của mọi xác thịt; có sự gì khó quá cho ta chăng?

            Ngài vẫn có quyền làm mọi sự mà quí vị có cần, Êphêsô 3:20. Đòi hỏi duy nhứt của Ngài, ấy là quí vị nên tin cậy Ngài.

            Quí vị có dám thành thực nói rằng quí vị đang nương cậy hoàn toàn vào Chúa trong từng cơn thử thách, qua từng chiến trận và trong từng tình huống của đời sống quí vị không?  Có phải quí vị đang bước đi bởi đức tin? Đấy là chìa khoá cho sự đắc thắng! Khi chúng ta đối diện với các thời điểm khẳng định ấy trong đời sống của chúng ta, và chúng ta phải tin tuyệt đối nơi quyền phép của Đức Chúa Trời nắm vững tình huống; nó khẳng định đức tin của chúng ta đặt nơi Thân Vị, Quyền Phép, Các Mục Đích và nơi Các Lời Hứa của Ngài.

I. Chúng ta phải thực hiện bước nên thánh
II.  Chúng ta phải thực hiện bước khẳng định
III. CHÚNG TA PHẢI THỰC HIỆN BƯỚC SUY GẪM  (câu 9)
            Cụm từ sự xấu hổ của xứ Aicậpđưa hai tư tưởng vào trong lý trí. Thứ nhứt, nó đề cập tới sự thực rằng những người nam ra khỏi xứ Aicập đều chưa chịu phép cắt bì. Vì vậy, họ chưa phải là chi thể của giao ước của Đức Chúa Trời và Ngài không đánh trận của họ trong xứ Canaan cho tới chừng nào mọi việc suông sẻ hết. Chúng ta đã xử lý rồi với suy tưởng đó.

            Cụm từ cũng đề cập tới hai biến cố trong lúc Israel lang thang trong đồng vắng. Biến cố thứ nhứt được thấy có ở Xuất Êdíptô ký 32:1-12 khi con cái Israel làm con bò con vàng rồi thờ lạy nó giống như là Đức Chúa Trời vậy. Còn biến cố kia đã xảy ra tại Cađe Banêa khi con cái Israel tỏ ra sự vô tín rồi từ chối không chịu bước vào Đất Hứa, Dân số ký 14:11-14. Cụm từ sự xấu hổ của xứ Aicập đề cập tới tội lỗi của dân sự đem theo với họ trong tấm lòng và trong đời sống họ khi họ ra khỏi xứ Aicập.

            Trong cả hai trường hợp, Chúa đã đe doạ hủy diệt dân Do thái rồi khởi sự mới mẻ với Môise. Cả hai thời điểm nầy, Môise đã cầu thay với Chúa và nhắc cho Ngài nhớ rằng sự hủy diệt Israel sẽ cung ứng cho người Aicập lý do để chê trách Đức Chúa Trời. Họ sẽ nói rằng Ngài đã đem họ ra khỏi Aicập, song không thể đưa họ đến xứ Canaan. Giờ đây, họ đang có mặt trong xứ và Đức Chúa Trời đã minh chứng rằng Ngài có quyền đem dân sự Ngài vào cơ nghiệp của họ. Vì vậy, Ngài nói cho họ biết rằng Ngài đã xoá bỏ sự xấu hổ ấy! Minh hoạ:Ghinh-ganh có nghĩa là xoá bỏ. Nói khác đi, quá khứ của họ không còn là vấn đề nữa. Nó đã bị lăn xa cho đến đời đời rồi. Đây là một ngày mới! Con cái Israel cần phải suy gẫm lại công việc của Đức Chúa Trời trong đời sống của họ trong việc cất bỏ khỏi họ sự xấu hổ của quá khứ.

            Phần nhiều con cái của Đức Chúa Trời hãy còn sống dưới sự xấu hổ của xứ Aicập. Quí vị có thể đang sống với nổi xấu hổ của những việc mà quí vị đã làm trước khi quí vị có được đức tin nơi Đấng Christ. Quí vị có thể thấy xấu hổ về những thời điểm khi quí vị làm buồn lòng Chúa kể từ khi quí vị được cứu. Cũng có thể có một số lầm lỗi trong các vấn đề hiện có trong đời sống của quí vị lúc bây giờ. Một số người trong quí vị đang sống dưới việc tự kết án lúc bây giờ đây! 

            Hôm nay cho phép tôi nhắc cho quí vị nhớ rằng nếu quí vị đã đặt đức tin mình nơi Đức Chúa Jêsus Christ để được cứu, quá khứ của quí vị không còn là vấn nạn nữa rồi, Thi thiên 103:12, Êsai 38:17; Êsai 43:25; Giêrêmi 50:20; Michê 7:19; 1 Giăng 1:7. Nổi xấu hổ của đời sống cũ đã bị dời đi cho đến đời đời rồi! Quí vị phải cho qua lỗi lầm của những ngày ấy trước khi quí vị có thể bước đi trong đắc thắng tại xứ Canaan của quí vị! Hãy dành chút thì giờ để suy gẫm việc ấy!

            Nhiều Cơ đốc nhân đã làm buồn lòng Chúa theo một cách thức lớn lao. Kết quả là, họ bị đánh bại và cảm thấy giống như họ là công dân hạng hai trong Vương quốc của Đức Chúa Trời. Quí bạn của tôi ơi, nếu quí vị đã tuyên xưng tội lỗi và đã ăn năn tội, thế thì nó đã bị quăng xa lắm rồi như Đức Chúa Trời đã phán dạy, I Giăng 1:9.

            Đức Chúa Trời đang nói cho dân Do thái biết rằng hôm qua đã qua đi cho đến đời đời và họ cần phải bước đi trông mong ưu thế của chiến thắng hôm nay thay vì thất bại của ngày hôm qua. Nếu quí vị đã phục hoà lại với Đức Chúa Trời, quí vị phải đặt tội lỗi kia ở sau lưng mình, vì Chúa chắc chắn đã bỏ nó ở sau lưng Ngài! Quí vị sẽ chẳng bao giờ bước đi trong đắc thắng cho tới chừng nào quí vị đạt tới chỗ nhận biết rằng Chúa đã tha thứ quá khứ của quí vị. Đừng để cho thế gian, xác thịt hay ma quỉ đưa quá khứ của quí vị lên khỏi đầu của quí vị! Hãy dành thì giờ để suy gẫm mọi điều Chúa đã làm cho quí vị và hãy vui mừng đi!

            Tất nhiên, nếu có tội lỗi trong đời sống của quí vị hôm nay, việc tốt nhứt quí vị có thể làm là đến với Ngài và để cho Ngài quán xuyến chúng.  Đắc thắng sẽ thuộc về quí vị, nhưng chưa đâu cho tới chừng nào tội lỗi của quí vị đã được xử lý xong! Minh hoạ: Châm ngôn 28:13: Người nào giấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn; Nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó sẽ được thương xót”.

I. Chúng ta phải thực hiện bước nên thánh
II.  Chúng ta phải thực hiện bước khẳng định
III.  Chúng ta phải thực hiện bước suy gẫm
IV.  CHÚNG TA PHẢI THỰC HIỆN BƯỚC TƯỞNG NIỆM (các câu 10-12)
            Trong mấy câu nầy, chúng ta thấy dân Israel đang tưởng niệm Lễ Vượt Qua. Trước tiên họ tuân giữ lễ ấy khi họ hãy còn trong xứ Aicập, Xuất Êdíptô ký 9-14. Họ cũng tưởng niệm lễ ấy tại Núi Sinai trước khi họ đến tại Cađe Banêa, Dân số ký 9:1-14. Tuy nhiên, chẳng có chứng có nào cho thấy họ đã tổ chức Lễ Vượt Qua trong gần 40 năm. Kỳ thực, họ không thể tổ chức tưởng niệm lễ ấy được! Thế hệ mới chưa chịu phép cắt bì và đây là đòi hỏi, bắt buộc để dự lễ Vượt Qua.

            Giờ đây, sự việc ấy sẽ giúp cho chúng ta nhớ Lễ Vượt Qua phải bao gồm những gì! Khi Đức GIÊHÔVA sai đến dịch lệ thứ 10, cái chết của con đầu lòng, giáng trên xứ Aicập, Ngài đã dặn dò dân sự phải chọn một chiên con, giết nó, bôi huyết nó trên mày cửa nhà của họ rồi nấu nướng và ăn thịt chiên con, Xuất Êdíptô ký 12. Đức Chúa Trời sẽ vượt qua xứ Aicập đêm đó. Khi Ngài vượt qua, mọi con đầu lòng của xứ sẽ ngã chết. Khi Chúa đi ngang qua xứ Aicập đêm đó, Ngài đã hứa với Israel khi Ngài nhìn thấy huyết bôi trên mày cửa của họ, Ngài sẽ vượt qua những ngôi nhà đã được bảo hộ đó và con đầu lòng ở trong nhà sẽ cứ sống. Lúc bấy giờ, Israel đã được truyền cho, phải tổ chức Lễ Vượt Qua thành một lễ hàng năm. Họ cần phải nhớ đêm hôm đó, khi Chúa vượt qua họ rồi buông tha họ khỏi sự hành hại của sự chết. Họ cần phải nhớ rằng huyết của một chiên con đã cứu vớt họ. Họ cần phải nhớ rằng chính đêm hôm ấy Đức GIÊHÔVA đã giải cứu họ ra khỏi vòng nô lệ trong xứ Aicập. Lễ Vượt Qua là thời điểm dành cho người Do thái nhớ lại ơn giải cứu của Đức GIÊHÔVA!

            Bây giờ, họ đang ở trong Đất Hứa, và đã chịu phép cắt bì, họ cần phải tổ chức ăn mừng Lễ Vượt Qua. Họ cần phải nhớ tới những vụ việc mà Đức Chúa Trời đã làm cho họ trong việc đem họ ra khỏi Aicập và trong việc tiếp trợ cho họ dọc chuyến hành trình ấy.

            Đúng là một bài học dành cho dân được chuộc của Chúa! Khi chúng ta trải qua cuộc đời nầy, chúng ta phải thường xuyên nhớ lại những việc lớn lao mà Chúa đã làm cho chúng ta trong quá khứ. Chúng ta cần phải nhớ lại những thời điểm khi: Ngài kêu gọi chúng ta bằng tình yêu thương; cứu chúng ta bởi ân điển; tha thứ mọi tội lỗi chúng ta; thanh tẩy chúng ta khi chúng ta sa ngã; thắng hơn kẻ thù nghịch chúng ta; ban cho chúng ta đắc thắng khi dường như chẳng có hy vọng gì cả; và chúc phước cho chúng ta bằng vô số phương thức!

            Hãy dành chút thì giờ hôm nay để nhớ lại nhiều cách thức Đức Chúa Trời đã minh chứng Ngài vốn là mạnh mẽ trong đời sống của quí vị. Sự ghi nhớ ấy cung ưng cho quí vị lòng dạn dĩ và tin cậy để đối diện với trận chiến kế tiếp. Nếu Ngài là Đức Chúa Trời khi ấy, Ngài vẫn còn là Đức Chúa Trời hiện nay!

            Buồn thay, một số người chẳng có gì để nhớ cả! Họ chưa hề được giải phóng ra khỏi tội lỗi của họ. Họ chưa bao giờ được cứu! Nếu điều đó đang mô tả quí vị, quí vị cần phải đến với Đức Chúa Trời hôm nay.

Các câu 11-12 – giống như dân Israel cần phải nhớ lại sự cam kết của Chúa đối với họ; họ cũng cần phải nhớ lại sự họ kết ước với Ngài! 

            Quí vị thấy đấy, trong 40 năm họ đã ăn mana mỗi ngày. Tuy nhiên, khi họ đã ăn trái cây xứ Canaan, manna đã bị đình chỉ. Chắc chắn, dân Israel rất vui sướng khi mana không còn có nữa. Trong khi Lễ Vượt Qua nhắc cho dân Israel nhớ rằng Đức Chúa Trời đã đem họ ra khỏi xứ Aicập; mana thường được nhắc nhớ tới những gì họ đã bỏ lại đàng sau trong xứ Aicập, Xuất Êdíptô ký 16:3.

            Thật là dễ cho Đức Chúa Trời đem dân sự Ngài ra khỏi Aicập, nhưng rất khó cho Đức Chúa Trời cất Aicập ra khỏi dân sự Ngài. Họ cần phải quên những thứ trong xứ Aicập kia và vòng tay ôm lấy mọi thứ của xứ Canaan. Khi mana bị đình chỉ; họ buộc phải thôi không còn nhìn lại sau và họ phải khởi sự nhìn quanh để thu lượm những gì Đức Chúa Trời đã đặt để cho họ trong Đất Hứa.

            Có nhiều Cơ đốc nhân vẫn còn có cái thèm khát về những vụ việc thuộc thế gian y như dân Do thái đã có đối với những vụ việc trong xứ Aicập. Nguyện Đức Chúa Trời giúp chúng ta phát triển một sự khát khao về mùa gặt cơ nghiệp của chúng ta. Đức Chúa Trời không cứu chúng ta để làm thoả mãn nổi khát khao của chúng ta với những vụ việc của trần gian. Ngài cứu chúng ta để chúng ta sẽ học biết thưởng thức Ngài và tiêu thụ hết mọi thứ mà Ngài ban cho chúng ta. Chúng ta sẽ không bao giờ nhìn lại sau về trần gian hay về đồng vắng để tìm kiếm điều gì đó làm thoả mãn nổi khao khát của chúng ta. Thay vì thế, chúng ta hãy học biết lo liệu mọi vụ việc thuộc về Chúa.  Ngài sẽ trưởng dưỡng chúng ta trong chỗ đắc thắng nếu chúng ta chịu nhìn xem Ngài. Chúng ta không cần phải đi vòng quanh để nhận lấy các thứ phế liệu! Chúng ta sẽ có thứ tốt nhứt nếu chúng ta bằng lòng để cho Chúa dẫn dắt chúng ta và trưởng dưỡng chúng ta.

Phần kết luận: Quí vị có sẵn sàng để vào xứ Canaan của mình chưa? Nếu quí vị có thể thực hiện các bước mà tôi đã nhắc tới hôm nay, quí vị đã sẵn sàng. Nếu chưa, quí vị cần phải thực thi những gì Ngài đang nói cho quí vị biết phải làm theo hôm nay.

+ Một số người trong chúng ta cần phải đến trước mặt Chúa rồi cất bỏ điều chi đó ra khỏi đời sống của chúng ta để không lệ thuộc vào chúng nữa.
+ Một số người trong chúng ta cần phải nương cậy nơi Ngài và chỉ một mình Ngài mà thôi.
+ Một số người trong chúng ta cần phải buông quá khứ của chúng ta ra rồi từ chối không chịu nó đè nén chúng ta nữa.
+ Một số người trong chúng ta cần phải nhớ tới sự thành tín của Chúa chúng ta và các lời hứa của chính chúng ta phải trung tín đối với Ngài.
+ Một số người trong chúng ta cần phải đến với Đức Chúa Jêsus Christ, bởi đức tin, để chúng ta có thể được cứu ra khỏi tội lỗi của chúng ta.

            Quí vị có sẵn sàng để thực thi các bước giúp cho quí vị thẳng tiến vào xứ Canaan của quí vị chưa?




Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Giôsuê 23:1-8: "Chiến Sĩ Già Chuẩn Bị Dở Trại"


Loạt Bài Xưng Xứ Canaan Là Của Quí Vị - Bài #3
Giôsuê 23:1-8

CHIẾN SĨ GIÀ CHUẨN BỊ DỞ TRẠI
Phần giới thiệu: Câu 1 trong phân đoạn Kinh thánh thuật lại câu chuyện. Israel đã đòi hỏi phần đất mà Đức Chúa Trời đã hứa với họ và vị lãnh tụ trung tín của họ là Giôsuê, ông đã già rồi và sửa soạn qua đời, câu 14. Tuy nhiên, trước khi ông lìa khỏi họ, ông có đôi điều muốn nói với họ về việc phục sự Đức Giêhôva. Muốn thực hiện điều nầy, ông triệu tập hai lần nhóm lại. Lần thứ nhứt, ở chương 23, được tổ chức với các trưởng lão và các cấp lãnh đạo của dân sự. Lần thứ hai, được ghi lại ở chương 24, bao gồm hết thảy dân Do thái.
            Khi Giôsuê, người chiến binh già nua trung tín, sửa soạn dở trại, ông muốn khích lệ Israel nên ở lại đường chạy vì cớ Đức Chúa Trời. Ông biết rằng hạng chiến binh già nua, nghĩa là, người nào nhận biết Môise và Giôsuê, họ đang mau chóng qua đi hết. Ông biết rằng một thế hệ mới sẽ đến trên đường chạy không nhìn thấy hết các phép lạ và mọi dấu kỳ của Đức Giêhôva ở giữa họ. Trước khi ông qua đời, ông chỉ muốn nhắc cho họ nhớ đến Đức Chúa Trời mà họ đang phục vụ mà thôi.
            Trong 2 chương nầy, cũng có một số bài học giá trị cho chúng ta nữa. Chúng ta sống trong thời buổi khi có nhiều người quên phứt sự vinh hiển và quyền phép của Đức Chúa Trời, và những ai đã nhận biết mọi việc ấy ngày càng trở nên ít ỏi hơn. Chúng ta cần phải được nhắc nhớ đến quyền phép và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời của chúng ta. Con cái chúng ta cần phải hiểu biết quyền phép của Ngài!
            Mấy câu nầy cho chúng ta biết mọi điều chúng ta cần phải biết sáng nay về việc phải giữ công việc của Đức Chúa Trời sao cho luôn sống động. Khi chúng ta nhìn qua mọi điều ấy hôm nay, hãy để cho Chúa phán với tấm lòng của bạn và hãy để cho Ngài tạo ra bất cứ sự thay đổi nào trong đời sống của quí vị hầu cho thế giới đang dãy chết nầy sẽ nhìn thấy sự vinh hiển và quyền phép của Đức Chúa Trời đang vận hành trong hội thánh của Ngài và trong đời sống của dân sự Ngài. Chúng ta hãy nhìn vào bối cảnh Người Chiến Sĩ Già Chuẩn Bị Dở Trại.
I. MỐI QUAN TÂM CỦA GIÔSUÊ (23:1-8).
            (Minh hoạ: Khi Giôsuê ở gần thời điểm phải ra đi, ông thấy một số việc bắt đầu xảy ra trong đời sống của dân sự Israel. Ông nhìn thấy những vụ việc mà ông không thích. Vì vậy, giống như bất kỳ vị lãnh tụ nhơn đức nào, ông cảm thấy có bổn phận phải chỉ ra những vụ việc nầy với dân sự trước khi ông ra đi).
            (Minh hoạ: Giôsuê có cùng nghĩa vụ mà các nhà truyền đạo của Ngôi Lời có trong thời buổi của chúng ta. Khi chúng ta nhìn thấy sai sót trong đời sống của dân sự, chúng ta có bổn phận trước mặt Đức Chúa Trời là phải nói cho họ biết các sai sót nầy. Tại sao? Vì chúng ta yêu mến họ và chỉ muốn điều tốt nhứt của Đức Chúa Trời trong đời sống của họ).
            Có ba việc Giôsuê đang lo:
A. Ông lo sợ về sự tự mãn (câu 6) - Giôsuê e rằng dân sự Israel sẽ bắt đầu cho Luật Pháp của Đức Chúa Trời là điều tất nhiên. Ông e rằng họ sẽ trở nên tự mãn trong cách ăn ở với Chúa rồi bắt đầu để cho mọi việc cứ trôi đi trong đời sống của họ. Buồn thay, ông  lo rất đúng, đây chính xác là những gì họ đã làm!
            (Minh hoạ: Tôi tin rằng tội tự mãn là một trong những tội lỗi phổ thông nhất có giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời! Bản thân chúng ta nắm lấy thái độ của người Laođixê - Khải huyền 3:14-22. Bản thân chúng ta lấy làm thoả mãn với trạng thái thuộc linh của mình và kết quả là, chúng ta mọi việc cứ trôi đi thoải mái trong đời sống chúng ta, chúng đưa chúng ta xa khỏi Đức Chúa Trời rồi chìm sâu hơn vào trong tội lỗi! Giống như các Cơ đốc nhân người Laođixê, chúng ta không nóng cũng không lạnh. (Minh hoạ: Tình trạng nguồn nước ở Laođixê. Nước lạnh được chuyền xuống vùng núi Côlôse, còn nước nóng được chuyền xuống từ vùng Hieropolis. Khi từng nguồn trong hai dòng nước nầy xuống tới Laođixê, chúng đổi thành hâm hẩm. Giống như nguồn nước nầy, hội thánh hiện đại không mát mẻ giống như uống nước lạnh, hội thánh cũng không kích thích như tắm nước nóng. Chúng ta sống hâm hẩm và chẳng tốt lành chi hết, nhưng có ảnh hưởng như thế cho những ai quen biết với chúng ta!)
            (Minh hoạ: Đây là tình huống thật trong đời sống của nhiều người ngày nay! Có nhiều người ở đây trong hội thánh đã bị con rệp tự mãn cắn phải. Dân sự không còn phấn đấu để phục vụ Chúa, chinh phục kẻ bị mất và sống đời sống thánh khiết, nên thánh cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Thay vì thế, chúng ta lấy làm tự mãn rồi quyết chắc rằng chúng ta đã đạt được về mặt thuộc linh! Quí bạn của tôi ơi, đấy là tình trạng nguy hiểm coi chừng bị rơi vào đó!)
B. Ông lo sợ về sự thoả hiệp (câu 7) Nổi lo khác Giôsuê có, ấy là dân sự Israel sẽ quyết định chạy theo xứ Canaan khi họ nghĩ rằng Đức Chúa Trời chết rồi. Ông lo sợ họ sẽ thoả hiệp các tiêu chuẩn của họ và sấp mình xuống trước các tà thần. Một lần nữa, việc ấy xảy ra khi con người nhìn vào cuộc tương lai! Cái điều ông lo sợ sẽ xảy ra, đã xảy ra!
            (Minh hoạ: Còn chúng ta thì sao? Há chúng ta không phạm tội giống như người Israel sao? Há dân sự của Đức Chúa Trời không dâng tình cảm của họ cho các thần khác sao? Chắc chắn là có nhiều người thờ lạy các thần ích kỷ, thành công, chủ nghĩa vật chất, cơ nghiệp, v.v… Sự thực là, có nhiều người đang phạm tội thoả hiệp trong đời sống của họ. Chúng ta tự mình nuông chìu theo các sinh hoạt mà chúng ta biết Đức Chúa Trời không tán thành, không chấp nhận. Chúng ta làm theo những việc mà chúng ta biết là sai trái rồi tìm cách xưng công bình việc ấy bằng cách nói: "Thế thôi, cứ làm như vậy mãi!" Trong mọi việc, chúng ta mĩm cười rồi hát lên: "Ô, tôi yêu mến Chúa Jêsus dường bao!" Y như một chiếc nhẫn có bề trong rỗng tuếch vậy! Chúng ta cần phải tránh cái bẫy thoả hiệp là dường nào! Há không thật sao khi một số người trong quí vị đang làm những vụ việc hôm nay là sai trái? Đức Chúa Trời đã không thay đổi! Quí vị đang thay đổi! Quí vị đã thoả hiệp với các tiêu chuẩn theo ý muốn của xác thịt! Có nhớ I Têsalônica 5:22 không? "Bất cứ việc gì tựa như điều ác, thì phải tránh đi ")
C. Ông lo sợ về sự kết ước  (câu 8) - Giôsuê không lo về sự họ kết ước với Chúa đâu. Thay vì thế, ông lo sợ sự kết ước của họ sẽ bị lỏng lẻo và họ sẽ không theo sát Chúa như họ đáng phải có. Một lần nữa, chúng ta thấy đấy, từ lịch sử của dân tộc Do thái, Giôsuê đã lo sợ rất là đúng.
            (Minh hoạ: Giống như với hai lãnh vực nan đề đó, cũng có một lời ở đây cho hội thánh nữa. Rõ ràng là rất đau đớn trong những ngày tháng gần đây, sự kết ước của nhiều người không còn nằm ở chỗ đáng phải có nữa! Hãy chú ý quan niệm kết ước của Chúa Jêsus: "Ai yêu cha mẹ hơn ta thì không đáng cho ta; ai yêu con trai hay là con gái hơn ta thì cũng không đáng cho ta; ai không vác cây thập tự mình mà theo ta, thì cũng chẳng đáng cho ta" Mathiơ 10:38. Quí vị có nhìn thấy được Chúa đang phán dạy điều gì không?  Ngài đang phán dạy với chúng ta rõ ràng rằng nếu Ngài không phải là số 1 trong tấm lòng và trong đời sống của chúng ta, thế thì chúng ta không xứng đáng với Ngài! Theo Chúa Jêsus, sự bày tỏ ra tình cảm dành cho Ngài cũng ở trong sự bằng lòng vác lấy thập tự giá của một người. Điều nầy có ý nói rằng quí vị bằng lòng đưa ra một sự kết ước hoàn toàn với Chúa Jêsus. Rằng quí vị chẳng cầm giữ lại một điều gì. Quí vị thuộc về Ngài một cách hoàn toàn! Quí vị mô tả sự kết ước với Ngài như thế nào sáng nay?)
I. Mối quan tâm của Giôsuê
II. SỰ THÁCH THỨC CỦA GIÔSUÊ (23:9-24:24)
            (Minh hoạ: Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, Giôsuê đang thách thức các trưởng lão và dân sự phải tuân thủ các lẽ thật nhất định về Đức Chúa Trời. Sự thách thức của ông dành cho họ là hãy nhìn vào mọi điều Đức Chúa Trời đã làm và sẽ làm trong đời sống của họ. Nếu họ chỉ nhìn xem Chúa, họ sẽ càng sống loại đời sống đúng mẫu mực nhất cần phải có!)
A. Phải xem xét cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời (23:9-16) Trong khi có nhiều thách thức được ban ra ở đây, ý tưởng chính, ấy là Giôsuê đang ra sức chuyển tải là đây: Nếu quí vị chịu hầu việc Chúa, Ngài sẽ chúc phước cho quí vị. Nếu quí vị bất tuân Ngài, Ngài sẽ sửa phạt quí vị! (Lưu ý: Phần thách thức ở câu 11 nằm trong mấu chốt của vấn đề! Cách Israel đáp ứng với Chúa, là biểu thị trọn vẹn về tình cảm của họ dành cho Ngài).
            (Minh hoạ: Sự thách thức nầy vẫn còn áp dụng cho dân sự của Đức Chúa Trời ngày nay. Lời khuyên rất đơn giản: Quí vị đùa giỡn; quí vị đùa giỡn sao! Là một con cái của Đức Chúa Trời, quí vị có hai cách khả thi khi sống đời sống của quí vị. Một là quí vị sống đời sống ấy trong các giới hạn ý chỉ của Đức Chúa Trời rồi được phước, hoặc quí vị sẽ sống đời sống ấy ngoài ý muốn của Đức Chúa Trời rồi bị sửa phạt, Hêbơrơ 12:5-11! Sự lựa chọn hoàn toàn do quí vị đưa ra! Và, sự lựa chọn quí vị đưa ra sẽ được quyết định bởi tình cảm quí vị dành cho Đức Chúa Jêsus Christ và cho Cha ở trên trời, Giăng 14:15).
            (Minh hoạ: Khải huyền 2:1-7 – Hội thánh tại thành Êphêsô có nhiều lợi điểm đáng khen, nhưng họ thiếu mất tình yêu sâu sắc bên trong dành cho Chúa Jêsus. Chúng ta có thể nói những điều chúng ta muốn nói, nhưng đời sống chúng ta minh chứng cấp độ tình cảm của chúng ta dành cho Ngài!)
B. Phải xem xét công việc của Đức Chúa Trời (24:1-13) Trong phân đoạn Kinh thánh nầy, Giôsuê nhắc cho dân tộc nhớ đến nhiều việc lớn mà Chúa đã làm cho họ. Sự thách thức của ông dành cho họ là phải nhớ lại mọi vụ việc của Chúa vì ích cho họ. Nếu họ còn nhớ tới sự nhơn từ của Ngài, họ sẽ mong muốn phục sự Ngài cách trung tín.
            (Minh hoạ: Các việc làm của Chúa vì ích cho chúng ta là động cơ lớn lao cho sự hầu việc! Khi chúng ta thôi không suy nghĩ đến mọi sự mà Ngài đã làm, việc ấy sẽ thách thức chúng ta phải sâu sắc hơn trong mối quan hệ của chúng ta với Ngài. Hãy suy nghĩ: Ngài đã chịu chết ra sao; Ngài yêu chúng ta dường bao khi chúng ta bị lạc mất; Ngài đã đến với chúng ta ra sao trong tội lỗi của chúng ta; Ngài kêu gọi chúng ta đến với chính mình Ngài như thế nào; thể nào Ngài cứu chúng ta khi chúng ta cầu xin Ngài; Ngài tha thứ mọi tội lỗi và thất bại của chúng ta như thế nào; Ngài đưa chúng ta vào trong gia đình của Ngài bằng cách nào; Ngài đã hứa với chúng ta như thế nào về một nơi ở trên Thiên đàng; thể nào Ngài đã làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng ta; thể nào Ngài đã chúc phước đời sống của chúng ta; thể nào Ngài đã không lìa, không bỏ chúng ta mọi lúc mọi khi, trong khi chúng ta đã quên phứt Ngài. Hãy suy nghĩ đến sự cao trọng và sự nhơn từ của Ngài đối với quí vị. Nguyện mọi sự đó sẽ là động cơ để quí vị làm mới lại mối quan hệ của quí vị với Ngài sáng nay!)
C. Phải xem xét về ý chỉ của Đức Chúa Trời (24:14-18) - Giôsuê nói cho dân sự biết rằng chính ý chỉ của Chúa dành cho họ là thanh tẩy đời sống của họ và hầu việc Chúa một cách trung tín. Ngài đưa ra câu nói cho rằng Ngài và gia đình Ngài sẽ làm y như thế, câu 15! Dân sự đã đáp ứng lại bằng cách tỏ ra ước muốn hầu việc Đức Chúa Trời vì cớ sự cao trọng và các ơn phước của Ngài!
            (Minh hoạ: Tôi chỉ muốn thách thức quí vị sáng nay bằng cách nhắc cho quí vị nhớ rằng nói về sự hầu việc Chúa không những tài liệu giảng dạy phải thật hay, mà là ý muốn của Đức Chúa Trời dành cho đời sống của quí vị! Ngài muốn quí vị dò xét đời sống của quí vị và hủy diệt bất cứ điều chi trong đó đang ngăn trở quí vị đồng đi với Ngài. Ngài muốn quí vị phải sống thanh sạch và đưa ra sự kết ước chỉ hầu việc Ngài mà thôi!)
            (Minh hoạ: Hãy chú ý thái độ của Giôsuê đối với tình huống, câu 15. Ông nói cho họ biết mọi điều họ nên làm, kế tiếp ông nói rằng cho dù họ có làm gì đi nữa, ông sẽ phục sự Đức Chúa Trời! Đúng là một bài học cho chúng ta trong vai trò từng cá nhân một! Sự kiện đáng buồn của vấn đề, ấy là không phải ai cũng hầu việc Chúa với toàn bộ sự kết ước. Luôn luôn có những người ở lại bên lề của mọi việc. Hạng người nầy sẽ chẳng muốn làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời cách hoàn toàn trong đời sống của họ. Tuy nhiên, toàn thể hội thánh không phải lo chuyện làm hoà với Đức Chúa Trời dùm cho quí vị đâu! Chúng ta cần phải co cụm lại nhìn vào tha nhân rồi tự đánh giá nghịch lại cách họ đang sống. Quí bạn của tôi ơi, những người thân của quí vị, các thuộc viên trong hội thánh của quí vị, bạn hữu xóm giềng của quí vị, v.v… không phải là tiêu chuẩn mà quí vị cần phải đạt tới đâu! Tiêu chuẩn của chúng ta không có gì khác hơn là Đức Chúa Jêsus Christ! Đức Chúa Trời đã cứu chúng ta để sống giống như Ngài và đấy là điều mà chúng ta cần phải phấn đấu để đạt tới, Philíp 3:4-14).
D. Phải xem xét sự làm chứng của Đức Chúa Trời (24:19-24) - Giôsuê đưa ra một câu nói thật lạ lùng cho dân sự. Ông nói cho họ biết rằng họ không thể phục vụ Chúa! Ý nghĩa câu nói đó rất rõ ràng. Ông đang nhắc cho họ nhớ rằng Chúa đang chứng kiến đời sống của họ và họ không thể có mọi thứ theo cả hai con đường. Nghĩa là, họ không thể phục vụ Đức Giêhôva ở mặt nầy, và hầu việc tà thần ở mặt kia! Ông có ý nhắc rằng sự phán xét sẽ đi kèm theo một hành động thể ấy. Một lần nữa, dân sự công bố họ ước muốn bước theo Đức Giêhôva.
            (Minh hoạ: Tôi muốn nhắc cho quí vị nhớ rằng Chúa cũng đang quan sát đời sống quí vị hôm nay đấy, Châm ngôn 15:3. Quí bạn tôi ơi, quí vị không thể có đủ thứ theo cả hai cách thức như thế! Một là quí vị phục vụ Đức Giêhôva với sự kết ước tuyệt đối, hoặc quí vị đang sống một đời sống giả hình! Nhiều người trong thời của chúng ta đang sống giống như dân Do thái trong thời buổi của Êli. Nhiều người đang cố gắng đi giẹo giữa sống tin kính đối với Đức Chúa Trời và sống cho bản thân họ, I Các Vua 18:21! Khi chúng ta cảnh cáo dân sự hôm nay, chúng ta nhận lấy chính sự đáp ứng mà Êli đã tiếp lấy từ dân sự trên Núi Cạtmên)
I. Mối quan tâm của Giôsuê
II. Sự thách thức của Giôsuê
III. GIAO ƯỚC CỦA GIÔSUÊ  (24:25-33)
A. Giao ước gồm một hòn đá lớn (24:25-28) Trước khi Giôsuê qua đời, ông dựng lên một hòn đá lớn như tấm bia kỷ niệm cho sự thực dân sự đã thề bước theo Đức Giêhôva. Sau đó, bất cứ khi nào họ đi ngang qua chỗ đó, họ sẽ nhớ tới lời thề của họ và phải biết chắc rằng đời sống của họ đang làm đẹp lòng Chúa là Đức Chúa Trời của họ.
            (Minh hoạ: Quí bạn ơi, chúng ta không dựng lên hòn đá lớn đánh dấu ghi nhớ mọi lời thề hứa của chúng ta đối với Chúa, nhưng chúng ta vẫn nhớ tới chúng, có phải không? Có phải quí vị nhớ lúc quí vị được cứu không? Có phải quí vị hứa với Chúa rằng quí vị sẽ trung tín phục sự Ngài trọn đời mình sống không? Phải, trong cuộc sống nầy, có phải quí vị đã quên phứt lời hứa ấy chăng? Nếu quí vị quên, quí vị có thể chắc rằng Đức Chúa Trời không quên đâu! Một số người trong quí vị đã hứa sống trung tín thật nhiều với Chúa, cầu nguyện thật nhiều, đọc Kinh thánh, làm chứng cho Ngài. Quí vị đưa ra lời hứa, nhưng quí vị có thực hiện theo điều mình hứa không? Quí vị có thể đã quên lời hứa đó, nhưng Ngài không quên đâu! Thà là đừng đưa ra lời hứa với Đức Chúa Trời, hơn là đưa ra rồi lại phá vỡ nó: "Khi người vào nhà Đức Chúa Trời, hãy giữ chừng chân mình. Thà lại gần mà nghe, hơn là dâng của tế lễ kẻ ngu muội; vì nó không hiểu biết mình làm ác. Chớ vội mở miệng ra, và lòng ngươi chớ lật đật nói lời trước mặt Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời ở trên trời, còn ngươi ở dưới đất. Vậy nên ngươi khá ít lời. Hễ nhiều sự lo lắng ắt sanh ra chiêm bao; còn nhiều lời thì sanh ra sự ngu dại. Khi ngươi khấn hứa sự gì với Đức Chúa Trời, chớ chậm mà hoàn nguyện; vì Ngài chẳng vui thích kẻ dại: vậy, khá trả điều gì ngươi hứa. Thà đừng khấn hứa, hơn là khấn hứa mà lại không trả" Truyền đạo 5:1-5). Có phải quí vị đang làm đủ thứ việc quí vị thưa với Chúa là quí vị sẽ làm chăng? Nếu chưa, hôm nay sẽ là một ngày tốt lành để sửa lại ngay ngắn với Chúa đây! Quí vị thấy đó, không làm điều lành là một tội đấy, Giacơ 4:17. Cảm tạ Chúa, Đức Chúa Trời vẫn tha thứ tội lỗi khi nó được xưng ra trước mặt Ngài - I Giăng 1:9.
B. Giao ước gồm những tấm mộ bia (24:29-33) Quyển sách nầy kết thúc với ba đám tang. Những đám tang nầy nói với chúng ta hôm nay:
1. Tấm bia nói tới sự thành tín (các câu 29-31) Bia mộ thứ nhứt được nhắc tới là bia mộ bản thân Giôsuê. Tấm bia mộ của ông nói tới sự thành tín của Đức Chúa Trời cùng dân sự Ngài! Đức Chúa Trời đã sử dụng con người Giôsuê nầy để đem dân sự vào Đất Hứa và Đức Chúa Trời đã sử dụng Giôsuê để dẫn dắt dân sự vào đường chánh đạo. Qua đời sống của Giôsuê, Đức Chúa Trời đã minh chứng chính mình Ngài là một Đức Chúa Trời thành tín.
            (Minh hoạ: Người nào phục vụ Chúa sẽ học biết lẽ thật nói rằng Đức Chúa Trời là thành tín! Ngài sẽ giữ Lời của Ngài và Ngài sẽ chu toàn lới hứa của Ngài đối với quí vị, Rôma 4:21. Nếu quí vị chịu bước đi trong ý chỉ của Ngài và hầu việc Ngài, đổi lại Ngài sẽ chúc phước cho đời sống của quí vị không xiết kể. Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời thành tín!)
2. Tấm bia nói tới sự ứng nghiệm (câu 32) Tấm bia thứ hai được nhắc tới thuộc về một người đã qua đời nhiều thế kỷ trước trong xứ Aicập. Trong khi Giôsép còn nằm trên giường hấp hối, ông đưa ra lời tiên đoán như sau: "Kế, Giô-sép nói cùng các anh em rằng: Em sẽ chết, nhưng Đức Chúa Trời sẽ đến viếng các anh em thật; đem các anh em về xứ mà Ngài đã thề hứa cùng Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp. Giô-sép biểu các con trai của Y-sơ-ra-ên thề mà rằng: Quả thật, Đức Chúa Trời sẽ đến viếng các anh em; xin anh em hãy dời hài cốt tôi khỏi xứ nầy. Đoạn, Giô-sép qua đời, hưởng thọ được một trăm mười tuổi. Người ta xông thuốc thơm cho xác Giô-sép, và liệm trong một cái quan tài tại xứ Ê-díp-tô" (Sáng thế ký 50:24-26).
            Giờ đây, mấy trăm năm sau, người ta đã đào một ngôi mộ lên, một quan tài được moi ra và một thi hài được đặt trong lòng đất đã được hứa mấy trăm năm trước đó. Tôi có thể hình dung được rằng nếu quí vị cẩn thận lắng nghe về ngôi mộ của Giôsép sau khi ông được chôn ở đó, quí vị sẽ nghe thấy bộ hài cốt xưa ấy thở dài và nói: "Ta đã bảo các ngươi rồi, Ta đã nói với các ngươi thể ấy!"
            (Minh hoạ: Bài học ở đây, ấy là chúng ta đang hầu việc một Đức Chúa Trời là Đấng có khả năng biến điều dường bất khả thi thành hiện thực cho con cái Ngài, Êphêsô 3:20. Khi Ngài thực thi một lời hứa rồi chúc phước cho quí vị nếu quí vị chịu phục vụ Ngài, khi ấy quí vị sẽ thấy Ngài vốn có khả năng thực thi mọi điều mà Ngài đã hứa!)
3. Tấm bia dứt khoát (câu 33) Tấm bia sau cùng đánh dấu ngôi mộ của Ê-lê-a-sa. Ông là con trai của Arôn thầy tế lễ thượng phẩm. Ngôi mộ của ông là ngôi mộ nói tới sự dứt khoát. Cái chết của Ê-lê-a-sa đánh dấu sự thay đổi người canh trong dân Israel. Mọi thời đại xa xưa đã qua hết rồi! Hết thảy những ai đã ra khỏi Aicập và ra khỏi đồng vắng đã qua đi khỏi bối cảnh rồi. Hết thảy những ai Đức Chúa Trời sử dụng với tư thế mạnh mẽ đều đã qua đời. Giờ đây, đã đến lúc cho thế hệ mới khoác lên chiếc áo choàng phục vụ rồi làm mọi việc cho Chúa.
            (Minh hoạ: Thật là xấu hổ khi các chiến binh già nua của Chúa Jêsus đã qua đi khỏi bối cảnh. Nhưng, đây là một sự xấu hổ lớn lao khi những kẻ còn ở lại đàng sau không nhấc chiếc áo choàng lên rồi mặc lấy cho Chúa. Israel xây sang hình tượng sau khi cấp lãnh đạo quan trọng của họ qua đời hết. Cũng một thể ấy, hội thánh hiện đại đã quên phứt con đường đã đề ra bởi những người đã bước đi trước kia. Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta sống giống như Êlisê, ông đã nhấc chiếc áo choàng của Êli lên rồi kêu la với Đức Chúa Trời: "Ngài đã khoác áo ấy cho Êli, giờ đây hãy làm y như thế cho tôi!" II Các Vua 2:12-14!)
Phần kết luận: Những Êlisê sáng nay của chúng ta ở đâu rồi? Những người nào đứng lên sống cho Chúa Jêsus đang ở đâu vậy? Những ai đang mệt nhọc trên thương trường muốn nhìn thấy Đức Chúa Trời đang vận hành với quyền phép ở giữa dân sự Ngài đang ở đâu? Những người nào bằng lòng trả giá hy sinh cá nhân và sự thánh khiết đến nỗi họ trở thành những ngọn đuốc trong tay của Đức Chúa Trời đang ở đâu vậy?
            Khi những người đã nhìn biết sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đã chết hết trong Israel, và người nào còn lại phía sau xây sang các thần khác và sự gian ác. Quí bạn của tôi ơi, có một thế hệ ở giữa chúng ta họ chẳng biết gì về quyền phép của Đức Chúa Trời. Họ biết một nhà thờ đầy dẫy với hạng người xưng mình yêu mến Chúa Jêsus, song họ chối bỏ Ngài bởi loại đời sống mà họ đang sinh sống. Họ không còn nhìn thấy Ngài vận hành trong quyền phép ở những buổi thờ phượng. Chúng ta cần một số người sáng nay, họ bằng lòng trả giá cho quyền phép của Đức Chúa Trời là Đấng sẽ đi trước rồi đưa họ đến với các bàn thờ nầy và kêu cầu nơi Đức Chúa Trời cho tới chừng Ngài vận hành trong đời sống của họ, thay đổi họ và thế giới của họ cho đến đời đời. Đức Chúa Trời của Êli không có chết đâu! Đức Chúa Trời của Môise và của Giôsuê không có chết đâu! Ngài đang sống và rất mạnh giỏi! Nan đề với thế hệ của chúng ta không  phải là nan đề của Môise và của Giôsuê. Đức Chúa Trời vẫn bằng lòng sử dụng bất kỳ ai sẽ làm cho họ (nam hay nữ) sẵn nhận biết Ngài. Người ấy có phải là quí vị không? (Minh hoạ: D.L. Moody, là một thanh niên đã nghe Henry Varley giảng: "Thế gian phải nhìn thấy mọi điều Đức Chúa Trời có thể làm với một đời sống hoàn toàn đầu phục Ngài". Moody nói: "Tôi sẽ là người đó!" Và quả thực như thế! Đức Chúa Trời đã sử dụng ông chạm đến hai đại lục cho Chúa Jêsus. Đức Chúa Trời vẫn còn tìm kiếm những ai chịu đến với Ngài rồi nói: "Tôi sẽ là người đó!" Tôi hỏi một lần nữa, có phải quí vị là người ấy chăng?)